Người thành công nói lời vàng ý ngọc, kẻ vô dụng mở miệng liền chẳng kiểm soát được 3 câu
13/09/2021 1.191 lượt xem
Một bậc thầy nổi tiếng ở Trung Quốc từng nói rằng: Nhóm người thích tham gia náo nhiệt và có tâm lý tò mò về đời tư người khác thì sẽ chẳng bao giờ có thể thành công. Thế nên, có thời gian rảnh thì đừng "ngồi lê đôi mách" mà hãy học hỏi thêm nhiều kĩ năng hơn.

Nhân phẩm là thứ góp phần duy trì thành công lâu dài của một người. Dù bạn có kiến thức sâu rộng đến đâu, hiện tại có bao nhiêu của cải, chỉ cần nói năng không biết kiểm soát, sẽ rất dễ tự mang tai họa về mình.
 
Ngôn ngữ là thứ thể hiện rõ nhất những suy nghĩ chân thật trong lòng mỗi người.
 
Lời nói thường xuất phát từ trái tim, vì vậy nó phản ánh trạng thái của tâm trí. Người ta thường thông qua việc quan sát lời nói và hành động của bạn, để đánh giá về con người và thành tựu bạn có thể đạt được.
 
Đây không phải là một xã hội mà bạn có thể chiến thắng một mình, chúng ta cần học cách giao tiếp để xây dựng mối quan hệ.
 
Vậy nhưng có rất nhiều người, chỉ vì không kiểm soát được lời nói mà cả đời đều phải sống trong thất bại:
 

1. "Kê bục cao" cho bản thân, hạ người khác "xuống thềm"
 
Nhìn thấy việc thiện của người, thì nên tán thưởng. Nhìn thấy lỗi sai của người thì nên nhắc nhở. Đây là cách mà ông cha thường dùng để đối nhân xử thế.
 
Trong tác phẩm "Đêm nói chuyện bên bếp lò", tác giả muốn nhắn nhủ với người đọc rằng:
 
"Nếu thấy người khác làm việc tốt thì nên khen nhiều, bởi vì khen nhiều sẽ giúp họ đạt được thành tựu. Khi thấy người khác có hành vi không phù hợp, bạn nên nhắc nhở và giúp họ tiến bộ." Đây là cách để chúng ta rèn luyện tính tình cũng như xử lí tốt các mối quan hệ cá nhân.
 
Dù bạn là người giỏi đến đâu, cũng đừng bao giờ kiêu ngạo và có thói quen khoe khoang, hợm hĩnh.
 
Cho dù hiện tại vị trí xã hội của bạn cao đến chừng nào, cũng đừng vội vàng nhìn người bằng nửa con mắt. Chỉ có người tầm nhìn thấp mới thích so sánh. Lòng đố kỵ hay khinh khi chỉ khiến con người chúng ta trở nên hẹp hòi và thiếu hiểu biết.
 
Một khi quyền lực mất đi, bạn sẽ mất tất cả, các mối quan hệ xung quanh và tài phú đều sẽ dần rời xa bạn.
 

2. Lời nói như bát nước đổ, có lỗi liền đổ cho người khác
 
Sự xuất sắc của một người không chỉ nằm ở sự khôn ngoan, mà còn ở lòng trung thực và tính can đảm.
 
Nói xấu người khác thường là biển hiện của sự ganh tỵ và thiếu tự tin. Đổ lỗi cho người khác là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm.
 
Nếu xung quanh bạn có ai như vậy, thì người đó thường không đáng để tin cậy. Nếu họ có thể sửa đổi, bạn hãy cho họ cơ hội. Còn không, tốt nhất nên tránh xa loại người này.
 
Những người thế này thường rất dễ phàn nàn và oán trách khi phải đối mặt với những tình huống tồi tệ. Họ không bao giờ để ý lỗi mình hay tìm nguyên nhân từ bản thân. Bởi vì đối với họ, chính mình luôn đúng, thế nên họ sẵn sàng đổ lỗi cho người khác và dùng ngôn từ quá khích để chỉ trích người khác.
 

3. Lo chuyện phiếm thì thấy nhàn, lo chuyện nhà lại thấy mệt
 
Người thông minh sẽ không bao giờ quản chuyện phiếm. Bởi vì tinh thần của họ đều đầu tư cho ước mơ và những điều họ muốn hoàn thành trong cuộc sống của mình.
 
Người có tài thường bị mắng là thực dụng, nhưng họ vận dụng kinh nghiệm rất tốt. Bởi vì họ chỉ chú tâm vào những điều họ muốn. Trong khi một số người lúc nào cũng treo câu "Sao tôi cứ mãi nghèo ngoài cửa miệng!" nhưng thực tế thì chưa bao giờ thực sự cố gắng.
 
Thời gian của họ chỉ dành cho việc ngồi lê đôi mách, bàn chuyện thiên hạ khiến họ cảm thấy vui vẻ. Còn về nhà lo chuyện nhà lại thấy mệt mỏi.
 
Những người này được xếp vào nhóm "Nhàn cư vi bất thiện".
 
Một bậc thầy nổi tiếng ở Trung Quốc từng nói rằng: Nhóm người thích tham gia náo nhiệt và có tâm lý tò mò về đời tư người khác thì sẽ chẳng bao giờ có thể thành công.
 
Người ăn cơm nhà nhưng lo chuyện thiên hạ rất dễ khiến người ta phản cảm. Đây cũng là loại người không được tin tưởng nhất. Vì người khác sợ bí mật nào đến tai họ chỉ cần qua một đêm liền trở thành đề tài "nóng hổi" cho cả xóm bàn tán!
 
Theo Cafebiz /Empathy/ Baobithanhdat.com.vn