Sau một cuộc phỏng vấn tôi nghiệm ra bài học nhớ đời: "Không phải cứ có công mài sắt là có ngày nên kim"
22/06/2021 759 lượt xem
Siêng năng là cần thiết, nhưng chỉ siêng năng thôi thì còn phải đi rất xa mới thành công. Nếu bạn không có một hệ thống suy nghĩ sâu sắc, nỗ lực của bạn rất dễ bị lãng phí vô ích.
 

Tôi từng xem qua một câu chuyện:
 
Có một thanh niên trẻ là mẫu người lý tưởng hóa, anh ta có suy nghĩ, có đam mê, cũng dám hành động.
 
Khi anh ấy nói muốn xin nghỉ việc, tất nhiên lúc đó anh ấy không chỉ đánh máy một văn bản xin nghỉ thôi, mà còn dành nửa tháng để nghiên cứu về các vị trí bản thân có thể phù hợp ở công ty khác. Nhờ đó, anh bạn đã như ý nhận được lời mời phỏng vấn mới.
 
Sự chuẩn bị có chủ đích của anh ấy sẽ đem đến hiệu quả ở một mức độ nhất định.
 
Nhưng trong cuộc phỏng vấn, giám đốc nhân sự đã hỏi anh ấy một câu:
 
"Cuốn sách tác động sâu sắc nhất đến bạn là gì? Tác giả là ai?"
 
Vì câu hỏi này, mà anh ấy đã bị đánh trượt.
 
Anh ấy trả lời rất nhiều trích dẫn ở các cuốn sách khác nhau, nhưng lại bảo không nhớ rõ tác giả.
 
Giám đốc nhân sự: "Bạn có thường xem phim khoa học viễn tưởng không?"
 
Anh ấy đáp: "Vì công việc rất bận, nên tôi rất ít xem phim."
 
Giám đốc nhân sự lại hỏi tiếp:
 
"Cậu có đam mê nào không? Và nó ở mức độ nào?"
 
Anh ấy trả lời: "Ngoại trừ làm việc, đọc sách ra, tôi không có đam mê nào khác."
 
Sau cuộc phỏng vấn, anh ấy rất tự tin, nhưng tối hôm đó đã nhận được kết quả đánh giá là: "Qua xem xét, chúng tôi cảm thấy kinh nghiệm của bạn không phù hợp với vị trí này."
 
Anh ấy không cam lòng hỏi nguyên nhân. Và nhận được đáp án là:
 
"Bề dày kiến thức và độ sâu hiểu biết chưa đủ, còn thiếu tầm nhìn xa."
 

Câu nói này khiến anh chàng thức tỉnh. Khi được hỏi tác giả và cuốn sách có tác động sâu sắc, HR muốn nhắm đến hiểu biết của anh ta. Khi hỏi về các bộ phim khoa học viễn tưởng, là muốn kiểm tra mức độ quan tâm tương lai hay khả năng tưởng tượng. Nhưng cả hai câu hỏi, anh đều không đạt yêu cầu.
 
Tuy mua nhiều sách, nhưng thanh niên trẻ này không đọc cẩn thận, chỉ nhớ được vài quan điểm mà không hiểu sâu về cấu trúc hệ thống trong sách, như vậy kiến thức sẽ bị giảm giá trị. Xem sách như vậy rất dễ quên, về lâu về dài khi kí ức mờ nhạt, cũng đồng nghĩa với việc bạn chưa từng xem nó.
 
Một bài báo được viết với tiêu đề "Suy nghĩ sâu sắc quan trọng hơn siêng năng" được rất nhiều độc giả ủng hộ.
 
Trong bài phát biểu, Lôi Quân – nhà sáng lập Xiaomi Inc đã gọi điện cho Lưu Cần và nói:
 
"Tôi vẫn xem anh là một người có suy nghĩ độc đáo trong các việc đầu tư, vậy anh có thể cho tôi biết làm thế nào để trở thành một nhà đầu tư thành công hay không? Nhờ đâu anh có thể đầu tư thành công như vậy?"
 

Lúc đó, đáp án Lôi Quân nhận được chính là:
 
"Tôi tin rằng tôi vô cùng chăm chỉ và ông trời nhất định trả công cho sự nỗ lực của tôi. Tôi tin nếu siêng năng, anh cũng có thể trở thành nhà đầu tư giỏi!"
 
Lưu Cần nghĩ câu trả lời này sẽ khiến Lôi Quân gật đầu đồng ý. Nhưng không ngờ Lôi Quân đã phản bác một câu khiến anh phải kinh ngạc:
 
"Không phải lúc nào cố gắng cũng được trời cao trả công xứng đáng."
 
Siêng năng là cần thiết, nhưng chỉ siêng thôi thì còn lâu mới đủ.
 
Bạn cần có một lối suy nghĩ sáng suốt, sâu sắc và bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu quyết định cuộc sống. Muốn đạt được điều này, cần có độ sâu kiến thức nhất định, không nên học qua loa, hay có những hiểu biết hời hợt, nông cạn về sự vật, sự việc nào đó.
 
Bạn hãy nghiên cứu kỹ những bài phát biểu của các doanh nhân có thành tích xuất sắc sẽ thấy, họ đều là những người có tư duy sâu sắc trong một lĩnh vực nào đó, tầm nhìn xa trông rộng vượt qua người bình thường.
 
Như Jack Ma, nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tầm nhìn xa của ông về thương mại điện tử mà Alibaba, Chu Hồng Y đã tạo ra được những thay đổi lớn trên toàn thế giới. Hay nhờ nghiên cứu của AVIC 502 về công nghệ động cơ ion nên mới có thể rút ngắn thời gian bay của động cơ từ Trái Đất đến Sao Hỏa xuống còn 39 ngày.
 

Phương pháp luận giúp nâng cao tư duy chuyên sâu:
 
1. Lượng kiến thức có thể được tái tạo
 
Khái niệm kiến thức có thể tái tạo được bắt nguồn từ Lý Tiếu Lai, ông đã chia kiến thức thành hai loại: Một loại có thể tái tạo, một loại thì không.
 
Ví dụ: Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, kiến thức này không thể tái tạo. Nhưng những việc thường ngày, nếu bạn làm chăm chỉ, có thể tiến bộ và hiểu biết, thuần thục hơn.
 
Nguyên nhân của việc không thể suy nghĩ sâu sắc thường là do kiến thức tích lũy chưa đủ. Thế nên, bạn hãy chọn lọc những nguồn tin có giá trị trước, mới tiến hành học hỏi sau.
 
2. Tần suất suy nghĩ
 
Muốn nâng cao khả năng suy nghĩ, vậy hãy tập nghĩ nhiều hơn, xem vấn đề từ đâu.
 
Lý Tiểu Long từng nói, anh ấy không sợ một người biết 100 loại kung fu, nhưng lại sợ người tập một động tác 100 lần. Luyện nhiều loại kung fu có lẽ là sở thích, nhưng khi thực chiến nó sẽ không có tác dụng nhiều bằng dùng 1 chiêu luyện 100 lần để hạ gục đối thủ.
 
3. Tư duy đa chiều

 
Trong câu chuyện "Thầy bói xem voi", năm người mù chưa từng nhìn thấy voi, họ chạm vào một bộ phận, nhưng lại xem là toàn thể.
 
Quá trình tư duy cũng giống như quá trình một người mù sờ voi, cố gắng nhìn vấn đề từ nhiều cấp độ và góc độ thì mới thành công được.
 
4. Nguyên lý Kim Tự Tháp
 
"Nguyên lý Kim Tự Tháp" là cuốn sách viết về logic tư duy, cách diễn đạt và giải quyết vấn đề của tác giả người Mỹ Barbara Minto. Bạn có thể tìm đọc cuốn sách này ở các hiệu sách.
 
Nội dung trong đó được mở rộng theo logic nhân quả, cấu trúc, mức độ... Nó giúp bạn nâng cao khả năng tư duy thông qua những lý lẽ và lập luận vô cùng đầy đủ.

Theo Cafebiz / Baobithanhdat.com.vn