Đỉnh cao của tranh luận là im lặng: Cãi tới cùng với những người không cùng đẳng cấp là việc vô bổ, vô ích
08/06/2021 717 lượt xem
 
Để ứng xử với một số kiểu người, im lặng là cách tốt nhất và hiệu quả nhất.



1, Tranh luận với những người có trình độ khác nhau là một hành động không cần thiết

 Có một hôm, một học trò của Khổng Từ đang quét dọn ngoài cổng thì có một vị khách đi tới, hỏi: "Ông là ai?"
 
Học trò của Khổng Tử tự hào đáp: "Ta là đệ tử của Khổng tiên sinh."
 
Vị khách nghe thấy vậy liền nói: "Vậy thì tốt quá rồi, tôi có thể thỉnh giáo ông một việc được không?"
 
Học trò của Khổng Tử giọng vui vẻ thấy rõ: "Được chứ", rồi thầm nghĩ: "Không biết anh ta định hỏi câu hỏi kỳ quái gì nhỉ?"
 
Vị khách hỏi: "Một năm rốt cục có mấy mùa nhỉ?"
 
"Câu hỏi này mà cũng cần phải hỏi sao?" học trò của Khổng Tử nghĩ vậy nhưng vẫn trả lời: "Xuân, hạ, thu, đông bốn mùa."
 
Vị khách kia lắc đầu: "Không đúng, một năm chỉ có ba mùa thôi."
 
"Trời ơi, sai rồi, phải là bốn mùa!"
 
"Ba mùa!"
 
Cuối cùng vì tranh luận không ngã ngũ nên cả hai quyết định đặt cược: Nếu là bốn mùa, vị khách kia phải dập đầu ba cái. Nếu là ba mùa thì học trò của Khổng Tử phải dập đầu ba cái.
 
Đệ tử của Khổng Tử thầm nghĩ, mình thắng chắc trong tay nên chuẩn bị đưa khách đến gặp thầy mình. Vừa hay lúc đó Khổng tiên sinh từ trong phòng đi ra, đệ tử liền chạy lại hỏi: "Thầy ơi, một năm có mấy mùa?"
 
Khổng Tử nhìn vị khách, nói: "Một năm có ba mùa."
 
Câu trả lời của thầy khiến người học trò giật mình suýt ngã nhưng không dám lập tức chất vấn lại thầy. Vị khách thấy vậy thì lập tức đòi đối phương phải "dập đầu, dập đầu." Không còn cách nào khác, học trò của Khổng Tử đành phải làm theo quy định ban đầu.

 
Cho đến khi người đó đi rồi, đệ tử mới vội vã hỏi thầy: "Thầy ơi, một năm rõ là có bốn mùa, tại sao thầy lại nói là ba mùa vậy?"
 
Khổng Tử đáp: "Con không quan sát người vừa nãy toàn thân là một màu xanh à? Anh ta thực ra là một con châu chấu.
 
Châu chấu sinh vào mùa xuân và đến mùa thu là chết, trước giờ anh ta chưa bao giờ thấy mùa Đông, con nói một năm có ba mùa, anh ta sẽ hài lòng, con nói một năm có bốn mùa, hai bên sẽ cãi nhau đến tối không xong. Con chịu thua thiệt một chút, dập đầu ba cái không vấn đề gì."
 
Trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ gặp gỡ rất nhiều loại người, trong đó có những người có quan niệm sống, lối suy nghĩ hay cách hành xử vô cùng ngang trái.
 
Dù đó có là bạn bè, người thân hay đồng nghiệp thì những người chỉ biết khăng khăng tự cho bản thân là đúng, không biết tiếp thu ý kiến của người khác sẽ chỉ khiến cho người xung quanh họ cảm thấy thật sự căng thẳng và mệt mỏi.
 
Trong bất cứ vấn đề nào, họ cũng phải thể hiện là "chuyên gia" và khoe khoang sự hiểu biết ít ỏi của mình với tất cả mọi người. Để đối phó với những người bảo thủ như vậy, cách giải quyết đúng đắn nhất đơn giản chính là im lặng và cho qua.
 

 

2, Những người có tấm lòng bao dung không bao giờ sống trong mắt người khác

Trong "Trang Tử" có 1 câu chuyện xưa như thế này:
 
Có 1 người tên là Sĩ Thành Khởi, người này nghe rất nhiều lời tán dương Lão Tử, vì thế trèo đèo lội suối, đến viếng thăm Lão Tử.
 
Nhìn thấy Lão Tử vẻ ngoài giản dị còn sống ở 1 nơi cực kỳ bình thường, hắn ta tức giận bất bình nói: "Người khác nói người là thánh nhân, nhưng ta thấy người chẳng khác gì con chuột".
 

Lão Tử có chút tức giận, nhưng giọng điệu vẫn điềm đạm như trước, hỏi hắn: "Tại sao ngươi lại cho là như thế?"
 

Sĩ Thành Khởi nói: "Nhìn nhà cửa của người, bùn đất trong ổ chuột trộn lẫn với thức ăn và trái cây thừa, những thứ này đều bị vứt ở 1 bên, tích lũy lương thực nhiều như vậy, nhưng lại không bảo quản tốt, như thế này đều là làm giàu bất nhân, không tiết kiệm". Lão Tử nhìn hắn 1 cái rồi lại cúi đầu tiếp tục đọc sách, hoàn toàn mặc kệ hắn.
 
Ngày thứ 2, Sĩ Thành Khởi cảm thấy bản thân hơi quá đáng, lại đến xin lỗi Lão Tử. Lão Tử cười, gật gật đầu.
 
Sĩ Thành Khởi hỏi Lão Tử, vì sao ngày hôm qua bị hắn mắng, còn có thể bình tĩnh nhàn nhã như thế.
 
Lão Tử nói: "Người khác nói ta là người tràn đầy trí tuệ thánh nhân, nhưng nội tâm của ta không có liên quan gì với những danh phận này. Ngươi mắng ta là heo, chó, chuột cũng không sao, ta vẫn là ta, ngươi nói những gì ngươi nghĩ, nhưng điều đó cũng không thể ảnh hưởng đến ta, cũng không thể thay đổi được ta". Sự khoan dung của Lão Tử khiến cho Sĩ Thành Khởi cảm thấy hổ thẹn.
 
 Người khác nói vài câu thì vội vàng nhảy dựng lên, muốn tranh luận với người khác thì đa phần đều chưa chắc đã thắng. Người sống trong trái tim của chính mình, chứ không phải trong miệng của người khác sẽ không bao giờ quan tâm người khác nói gì, họ tự lo cho bản thân và làm những việc của riêng mình.
 
 
 
 3, Cuộc sống không nằm ở lời nói, mà là việc làm

 Người xưa cho rằng lời nói phải khéo léo, duyên dáng, tươi mới và nhân văn. Nhưng trong thời hiện đại, những người có thể nói hay và khéo léo nói chung chưa hẳn là những người giỏi. Hơn nữa, nhiều sự thật không được sáng tỏ qua các cuộc tranh luận.
 
 Các triết gia phương Tây có câu: "Hãy đồng tình với những người phản đối bạn càng sớm càng tốt". Miễn là bạn tin rằng bạn đúng, bạn không cần phải nói thêm bất cứ điều gì khi đối mặt với những người đổ lỗi cho mình. Hãy tin rằng thời gian sẽ đứng về phía người đúng nhưng đã giữ im lặng.

Theo Cafebiz / Baobithanhdat.com.vn